Hiện nay trên địa bàn quận Hà Đông đã phát hiện 04 ca mắc ho gà và 08 ca mắc sởi, trong đó địa bàn phường Phú Lãm được ghi nhận là không có trường hợp nào mắc bệnh ho gà và bệnh sởi từ đầu năm đến nay.
Nguyên nhân của tình trạng này, ngoài yếu tố thời tiết, các chuyên gia cho biết còn phụ thuộc vào tỷ lệ cộng đồng đã tiêm vaccine như thế nào. Sởi, ho gà hay một số bệnh hô hấp khác đều phòng tránh tốt nhất bằng cách tiêm phòng vaccine nhưng với trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng đã mắc gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch.
Để phòng tránh bệnh sởi, ho gà hay những bệnh hô hấp có nguy cơ bùng phát vào mùa Đông Xuân, điều quan trọng nhất vẫn là cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Càng trì hoãn tiêm, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
1. BỆNH HO GÀ:
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà thuộc họ Pavrobacteriaceae gây nên. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới.
Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội, thở rít vào được gọi là ho gà.Bệnh có nhiều biến chứng.
Nguồn bệnh là những bệnh nhân bị bệnh ho gà. Bệnh lây lan mạnh nhất trong 1-2 tuần đầu của bệnh. Cho đến nay vẫn chưa xác định có người lành mang khuẩn.
Đường lây
Khả năng lây lan của bệnh rất cao. Bệnh lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành. Phạm vi lây trong khoảng dưới 3 mét.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa lạnh nhất là mùa đông xuân. Vì trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn ho gà sinh sôi và phát triển.
Vi khuẩn ho gà xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin - đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.
Cơ thể cảm thụ
Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lý đều có thể bị ho gà, nhưng chủ yếu là trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. Sau khi bị bệnh ho gà bệnh nhân có miễn dịch bền vững, rất hiếm khi mắc lại. Bệnh thường xảy ra quanh năm, mang tính lưu hành địa phương.
Bệnh ho gà vẫn tồn tại trên khắp thế giới và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Biến chứng của bệnh.
Biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể bị tím tái do thiếu ô-xy trong cơn ho, nôn kiệt sức thường đi kèm theo sau cơn ho
Phòng bệnh
Phòng bệnh đặc hiệu
Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh ho gà là tiêm chủng vắc xin ho gà đầy đủ và đúng lịch.
Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ em trong tiêm chủng mở rộng:
- Tiêm 3 mũi vắc xin có thành phần ho gà: vắc xin Quinvaxem (DPT-VGB-Hib) tiêm cho trẻ vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.
- Tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) cho trẻ lúc 18 tháng.
Phòng bệnh chung
Cần phải cách ly những trẻ bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình. Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang, vệ sinh phòng ở, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.
2. BỆNH SỞI:
Sởi là căn bệnh xảy ra theo mùa, thường là đầu mùa xuân nó diễn ra theo từng nhóm và mức độ lây lan nhanh chóng tạo ra dịch bệnh. Bệnh nhân chủ yếu của sởi là trẻ em độ tuổi từ 10 đến 15 và một số trường hợp cả người lớn tuổi.
Nếu không có hệ thống miễn dịch nghĩa là không được tiêm vắc xin hay đã mắc bệnh một lần sẽ dễ bị lây nhiễm thông qua con đường hô hấp.
Triệu chứng bệnh sởi
Khi mắc bệnh người bệnh có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày sau đó mới phát tán thành các biểu hiện bệnh. Những dấu hiệu bệnh sởi tiêu biểu:
- Mắt đỏ dấu hiệu của viêm võng mạc, không chịu được ánh sáng, sốt nhẹ ho khan , ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi…Bên trong miệng, gần gò má sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là các nốt sần trắng xanh.
- Đến giai đoạn phát ban khi bệnh đã bắt đầu lan nhanh ra bên ngoài bằng những mảng ban to nổi cộm lên bề mặt da ở vùng mặt, cổ cánh tay, đùi….và lan dần xuống chân cho đến hết.
- Trong giai đoạn phát ban những vết ban lan rất nhanh kèm theo các triệu chứng sốt cao có khi lên đến 104 độ F. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Đó là những dấu hiệu bệnh sởi thông thường nhất có thể thấy, tuy nhiên bệnh sởi còn có những biến chứng nguy hiểm như gây ra các bệnh: viêm não, viêm giác mạc, tiêu chảy, viêm phế quản, tai mũi họng…
Cách điều trị bệnh sởi
Để bệnh sởi không còn là nỗi lo cho những bậc phụ huynh và cho toàn xã hội, các bạn nên có sự chuẩn bị tốt nhất để cho các em có khả năng miễn dịch bệnh sởi bằng cách phòng bệnh sởi sau:
- Đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi sớm nhất. Sau khi bé được một tuổi cần cho bé đi tiêm hai mũi vacxin phòng sởi. Mũi đầu khi bé 12-15 tháng và mũi sau khi bé từ 4-6 tuổi. Tuy nhiên có thể tiêm liều 2 sớm hơn nhưng cách liều 1 ít nhất bốn tuần. Lý do cần thiết phải tiêm liều thứ 2 là do có khoảng 2-5% số bé được tiêm sẽ không tạo ra kháng thể chống sởi sau liều đầu. Liều 2 để giúp những bé này tăng kháng thể chống sởi.
- Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vacxin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vacxin nhưng nếu được bú sữa mẹ liện tực, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.
- Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.
- Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Khi nghi ngờ những biểu hiện trẻ mắc bệnh sởi phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán và điều trị. Phần lớn những trường hợp bé bị năng có thể dẫn tới tử vong là do mẹ châm mang bé tới bệnh viện.
Để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh sởi và bệnh ho gà, cha mẹ nên đưa con em mình đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh.
Viết bình luận