Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm hay không ?

Tính đến thời điểm hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh sốt xuất huyết có thể gây thành dịch lớn nhất là trong thời điểm mùa mưa , bênh lây từ người bệnh qua người lành thông qua việc bị muỗi đốt (để tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết bạn xem tại đây). Nếu phát hiện bệnh muộn hoặc không đưa đến trung tâm y tế kịp thời có thể dẫn đến sốc, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, tay tê liệt,  trụy tim mạch, hôn mê dẫn đến khả năng tử vong cao, nhất là đối với trẻ em bị sốt xuất huyết.

Diệt muỗi để phòng chống bệnh sốt xuất huyết - muỗi vằn- nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết - ảnh minh họa

Diệt muỗi để phòng chống bệnh sốt xuất huyết – muỗi vằn- nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết – ảnh minh họa

Cách nhận biết người mắc bệnh sốt xuất huyết:

Bệnh sốt xuất huyết thường có các dấu hiệu sau:

– Biểu hiện của sốt xuất huyết nhẹ: người bệnh bị sốt cao đột ngột lên đến trên 38 độ C, và có biểu hiện sốt kéo dài trong thời gian từ 2 đến 7 ngày, đau đầu dữ dội vùng trán,khó hạ sốt, cơ thể có dấu hiệu phát ban, đau sau nhãn cầu, không kèm theo ho và sổ mũi.

– Sốt xuất huyết nặng : bao gồm các dấu hiệu nêu ở trên và kèm theo một số triệu chứng sau:

— Xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng,  chảy máu cam, vết bầm chỗ tiêm, đi cầu phân đen, nôn ra máu, chân tay lạnh, buồn nôn, hốt hoảng, vật vã, đau bụng.

Chúng ta cần phải làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

Khi nghi ngờ bạn hoặc người khác bị mắcsốt xuất huyết thì đưa ngay người bệnh đi khám tại trung tâm y tế gần nhất hoặc đáng tin cậy nhất.

Trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ có thể chăm sóc người bệnh tại nhà như sau:

– Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tại nhà.

– Cho uống thật nhiều nước, uống thêm nước trái cây hoặc uống dung dịch Oresol. Cho bệnh nhân sốt xuất huyết ăn nhẹ các thức ăn như: súp, cháo hoặc uống sữa.

– Hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao

Theo dõi thật kỹ bệnh nhân nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu, biểu hiện xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng ( sốt li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều ) cần đưa ngay đến bệnh viện.

Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:

Có nhiều biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết mà mỗi chúng ta đều có thể thực hiện được. Dưới đây là một số phương pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết:

Muỗi vằn - nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết - Ảnh minh họa

Muỗi vằn – nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết – Ảnh minh họa

5 biện pháp loại bỏ khu sản của muỗi,tiêu diệt lăng quăng, cung quăng, tiêu diệt bọ gậy:

1. Đậy kín các chum, lu, khạp…chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng.

2. Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để ăn bọ gậy.

3. Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước ( lu, chum, bể..) 1 tuần 1 lần.

4. Bỏ muối vào chén nước kê chân giường tủ, chân chạn bát,  cho thêm cát ẩm vào lọ hoa.

5. Thu gom đồ phế thải quanh nhà như vỏ dừa, lốp xe hỏng, chai lọ vỡ…Lật úp các vật thải có khả năng chứa nước.

5 biện pháp phòng tránh muỗi đốt:

  1. Khi ngủ cần ngủ trong màn (mùng) kể cả là ban ngày (vì muỗi vằn thường hoạt động ban ngày)
  2.  Mặc áo quần dài tay để tránh bị muỗi đốt.
  3. Cho người bị mắc bệnh sốt xuất huyết nằm trong màn để tránh muỗi đốt tránh lây lan cho người lành.
  4. Dùng mành , rèm tẩm hóa chất diệt muỗi, sử dụng các công cụ diệt muỗi như vợt điện, đèn diệt muỗi,…
  5.  Diệt muỗi bằng một số loại hóa chất như tẩm màn, phun thuốc,dung bình xịt diệt muỗi, tháp hương muỗi, bôi kem chống muỗi

Trên đây là một số cách nhận biết về các đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Mong rằng những kiến thức về bệnh sốt xuất huyết ở trên có thể giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết , từ đó có các biện pháp phòng tránh phù hợp cho bản thân và cho cộng đồng./.

Thực hiện: 

Bộ phận VHTT phường

Nguồn: 

Internet (Báo agiadinh.net)

Viết bình luận

Xem thêm tin tức