Di tích Chùa Thanh Lãm đã được xếp hạng: Di tích lịch sử văn hoá do Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận theo Quyết định số 608/QĐ-BVHTT ngày 29/5/1989.
- Vị trí địa lý: Thuộc Tổ dân phố 1, phường Phú Lãm. Phía
- Hướng di tích: Hướng Nam.
- Diện tích đất đai: 2915 m2
- Quy mô, kiến trúc: Chùa kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, công trình chính gồm 2 hạng mục: Tòa đại đường và hậu cung.
Tòa đại đường có 2 gian kết cấu hình thức chôn gỗ. Kiến trúc chồng giường đơn giản, chất liệu bằng gỗ lim, con đỡ mái có nét trụ hoa văn thời Nguyễn. Đặc biệt trong chùa có 2 bức cốn trước lối vào hậu cung miêu tả hình ảnh tứ linh: Long, ly, quy, phượng, có tô màu điểm trân bức trạm nét trạm tinh tế các tạo hình của thời Nguyễn.
Ngoài ra, có hạng mục nhà Tổ với kiến trúc chữ Đinh bền chắc, bào trơn đóng bén và 6 tấm bia đá bên tả tòa đại đường. Đặc biệt ở chùa Thanh Lãm có quả chuông Tây Sơn sau mùa thu Kỷ Dậu 1789, nhân dân Thanh Lãm bỏ công sức đúc chuông để nhớ về một triều đại vẻ vang trên mảnh đất đạo quân thứ năm của Quang Trung nghỉ lại trên đường tiến ra giải phóng Thăng Long.
- Quá trình xây dựng, trùng tu: Chùa Thanh Lãm được khởi dựng từ năm Lê Chính Hòa. Chùa Thanh Lãm được đầu tư tu bổ, tôn tạo và đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010./.
Viết bình luận