GIỚI THIỆU DI TÍCH: ĐÌNH HUYỀN KỲ

Di tích Đình Huyền Kỳ đã xếp hạng: Di tích lịch sử văn hoá do Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận theo Quyết định số 138/QĐ-BVHTT ngày 01/02/1992.


- Đình Huyền Kỳ thờ Thành hoàng làng: là ông Lãnh Lãng – một vị tướng thời Vua Hùng Vương thứ 18, đã có công đánh giặc Thục và giúp dân làng an cư lập nghiệp.

- Vị trí địa lý: Thuộc Tổ dân phố 7, phường Phú Lãm. Các phía Đông, Tây, Nam, Bắc của di tích đều giáp đường làng.

- Hướng di tích: Hướng Nam.

- Diện tích đất đai: 3.394 m2

- Quy mô, kiến trúc: Đình Huyền Kỳ còn giữ được đầy đủ các hạng mục của một công trình kiến trúc cổ, đó là hệ thống cột trụ, tường bao, giếng đình, bình phong, sân gạch. Kiến trúc của Công trình theo kiểu chữ Đinh bao gồm 1 Toà đại bái và Toà hậu cung.

+ Toà đại báo được chia làm 3 gian, còn đủ 4 đầu đao. Trên bờ nóc đắp nối Nim, Nghê và lợp ngói ri đỏ. Bên trong Toà đại bái được tô điểm rực rỡ bởi hệ thống hoành phi, câu đối, kiệu bát công, các đồ tế tự ..vv... đều sơn son thếp vàng lộng lẫy (do làng Huyền Kỳ cổ xưa vốn là đất có nghề thủ công cổ truyền sơn mài, sơn thếp). Các hoạ tiết ở 2 bức cồn bên trái và bên phải Toà đại bái mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn còn khá hoàn chỉnh. Bức cồn bên phải chạm khắc chim Phượng, được chạm nổi đang xoè cánh bay, đấu hướng vào hậu cung, hoạ tiết ở đuôi xoè ra như hình rao mác. Bức cồn bên trái khắc hoạ một cuốn thư và 1 cành mai. Trên các rường cụt của 2 bức cồn đều được chạm khắc một con rồng lớn, thân rồng, bố cục hài hoà, nhìn tổng thể là một bức phù điêu rồng bay phượng múa.

+ Phần kiến trúc của Hậu cung Đình Huyền Kỳ thiên về bền chắc, bào trơn đóng bám, có trang trí hoạ tiết của thời Lê, đó là các đầu dư dưới các kẻ góc.

- Quá trình xây dựng, trùng tu: Đình Huyền Kỳ được khởi dựng từ thời Lê năm 1655.

Thực hiện: 

Bộ phận VHTT phường

Viết bình luận

Xem thêm tin tức